Khả năng trốn thoát hệ miễn dịch Staphylococcus_aureus

Hệ miễn dịch bẩm sinh

Bất hoạt con đường hoạt hóa bổ thể

Khuẩn tụ cầu vàng có nhiều cách khác nhau để trốn thoát hệ miễn dịch của con người, chẳng hạn như chúng có khả năng sống sót bên trong bạch cầu trung tính [13] và/ hoặc tạo ra protein Map cản trở phản ứng của tế bào lympho T [14]. Ngoài ra, những vi khuẩn này còn có khả năng ngăn chặn bổ thể vốn là hàng rào miễn dịch đầu tiên để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng S. aureus tiết ra một loại protein là Efb (Extracellular fibrinogen binding protein). Protein này có kích thước khoảng 19 kDa và có thể bám vào tơ huyết cũng như C3b- một thành phần vô cùng quan trọng của quá trình hoạt hóa bổ thể. Sự liên kết này ngăn cản C3b bám lên các tế bào mầm bệnh, từ đó ngăn chặn sự hoạt hóa bổ thể theo con đường cổ điển và con đường nhánh. Điều này dẫn tới quá trình thực bào nhờ opsonin hóa cũng bị bất hoạt [15].

Như vậy, nhờ protein Efb tiết ra mà khuẩn tụ cầu vàng có thể bất hoạt cả hai con đường hoạt hóa bổ thể cổ điển và con đường nhánh. Cùng với những khả năng lẩn trốn hay điều chỉnh phản ứng miễn dịch khác mà vi khuẩn này có thể tồn tại và gây nhiễm trùng lâu dài trong cơ thể con người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Staphylococcus_aureus http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=041.... http://www.focus.de/gesundheit/arzt-klinik/klinik/... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC172932 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9227864 http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://www.bacterio.net/staphylococcus.html#aureus http://www.nzor.org.nz/names/a02ec546-17a4-48e1-bc... http://cmr.asm.org/cgi/pmidlookup?view=long&pmid=9... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=100...